Game Designer Là Ai?



Đằng sau những căn nhà được xây dựng chính là một bản thiết kế của kiến trúc sư. Game cũng vậy, một  trò chơi điện tử hấp dẫn luôn cần có một người tạo dựng ý tưởng độc đáo và thiết kế nên. Đó chính là  nhiệm vụ của các Game Designer (GD). Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người đang bị nhầm lẫn khái niệm giữa Game Designer, Graphic Designer và Game Developer. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò và tầm quan trong của game designer trong một team làm game nhé 

Game Designer là ai?


Game Designer đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trò chơi điện tử. Trách nhiệm của họ có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nhóm và dự án cụ thể. Ở Việt Nam, khái niệm người thiết kế game tuy không phải mới, nhưng thời gian gần đây mới được nhiều người quan tâm đến.Game Designer, hiểu đơn giản là một cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế và khái niệm hóa, định hình lối chơi, quy tắc, mục tiêu, nhân vật, cấp độ và trải nghiệm tổng thể của người chơi.cơ chế của game. Các Game Designer thường cũng là người quản lý dự án và các bên liên quan để đảm bảo rằng thiết kế trò chơi phù hợp với mục tiêu, ngân sách và thời gian của dự án.
Game Designer làm việc chặt chẽ với các thành viên khác của nhóm phát triển, chẳng hạn như lập trình viên, nghệ sĩ và nhà thiết kế âm thanh, để biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Họ sử dụng các kỹ năng sáng tạo và phân tích của mình để thiết kế nên thế giới trò chơi. Nhìn chung, Game Designer chính là người kiến tạo nên cấu trúc trò chơi điện tử, chịu trách nhiệm tạo ra trải nghiệm tương tác mà người chơi sẽ tham gia và tận hưởng. Để làm được điều này, GD sẽ phải giải quyết các vấn đề về lối chơi, cân bằng các thử thách sao cho mang lại cho người chơi trải nghiệm tốt nhất.
toufu-games


Những Ai Cần Game Designer?


Tại Việt Nam, trước đây, những ý tưởng game và sản phẩm hầu như đều được thực hiện bởi những người có nền  tảng lập trình, nên đôi khi, khái niệm này được đánh đồng với nhau. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành game Việt Nam, hai khái niệm này dần được phân biệt rõ ràng hơn. Game Designer không chỉ được hiểu là một người, mà là một vị trí công việc. Vị trí này được nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau tuyển dụng với các mục đích khác nhau. Những tổ chức này có thể là

  • Game Studio: thông thường các Game Designer sẽ là người quản lý dự án, chịu trách nhiệm trực tiếp cho các sản phẩm mà họ tạo ra. Các Game Designer sẽ tạo ra và thiết kế trải nghiệm chơi trò chơi độc đáo cho các dự án của họ.
  • Indie Game Developer: Nhà phát triển trò chơi độc lập hoặc nhà phát triển độc lập, những người thường làm việc trong các dự án quy mô nhỏ hơn. Đôi khi họ có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau của một team làm game. Tuy nhiên, mô hình của một team Indie sẽ gồm  Game Designer, Game Developer và Artist. GD sẽ giúp họ tạo ra cơ chế trò chơi hấp dẫn, thiết kế cấp độ và trải nghiệm tổng thể của người chơi.
  • Tổ chức nghiên cứu: Để tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng và đưa ra những ý tưởng đột phá, sáng tạo, Game Designer không chỉ cần ý tưởng tốt, mà còn phải nghiên cứu, thử nghiệm nhiều cơ chế trò chơi Điều này tương đồng với các tổ chức nghiên cứu, thiết kế trò chơi, tương tác giữa người với máy tính.
  • Công ty giải trí, tổ chức giáo dục: Cùng với sự phát triển của các loại hình kinh doanh online, lượng người sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại rất nhiều. Với sự tương đồng với game từ những phương tiện tương tác, hiện nay, các nhà phát triển ứng dụng di động, công ty thực tế ảo và nền tảng thương mại điện tử, tổ chức giáo dục có thể yêu cầu Game Designer thiết kế và phát triển trải nghiệm hấp dẫn cho đối tượng mục tiêu của họ. Sự kết hợp giữa game và các đối tượng doanh nghiệp kinh doanh này được gọi là quá trình Game hóa( Gamification) là việc ứng dụng các thành phần của Game vào trong các lĩnh vực khác để tạo ra trải nghiệm thú vị cho người sử dụng. Khái niệm này đã tở thành một trong những xu hướng phát triển những năm gần đây.

Vai trò của Game Designer.


Vị trí Game Designer đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển trò chơi điện tử. Tùy thuộc vào quy mô của nhóm và dự án cụ thể, công việc của của GD có thể khác nhau. Mình xin được đưa ra một số vai trò và trách nhiệm phổ biến của Game Designer:
  • Phát triển ý tưởng: một  ý tưởng và tầm nhìn độc đáo của trò chơi sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công. GD làm việc dựa trên các ý tưởng ban đầu, xác định đối tượng mục tiêu và thiết lập các mục tiêu thiết kế tổng thể.
  • Thiết kế Cơ chế Trò chơi: Các Game Designer thiết kế các quy tắc, hệ thống và cơ chế chi phối cách thức hoạt động của trò chơi. Họ xác định các yếu tố trong lối chơi, chẳng hạn như khả năng của nhân vật, hệ thống tiến triển, vật lý, trí tuệ nhân tạo và cơ chế chiến đấu. Họ nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm chơi trò chơi cân bằng và hấp dẫn cho người chơi.
  • Thiết kế cấp độ và môi trường: Các Game Designer chịu trách nhiệm thiết kế các câu đố, thử thách và các yếu tố tương tác trong không gian của trò chơi. GD đảm bảo cũng nhịp độ, tính thẩm mỹ để đảm bảo trải nghiệm cho  người chơi.
  • Xây dựng cốt truyện:  Game Designer cũng sẽ là những người kể chuyện. Họ phát triển cấu trúc  nhân vật, đối thoại và cốt truyện của trò chơi.Một câu chuyện hấp dẫn và mạch lạc bổ sung cho lối chơi của game rất nhiều, đặc biệt là những game dạng Rich Story.
  • Thiết kế giao diện người dùng( UI) và trải nghiệm người dùng( UX): Để tạo ra một game có tính thẩm mỹ, các GD phải tạo các giao diện trực quan và hấp dẫn để hỗ trợ người chơi tương tác, bao gồm menu, HUD (màn hình hiển thị trên đầu), điều khiển và lời nhắc trên màn hình. 
  • Cân bằng Game:Việc cân bằng độ khó và tiến trình của trò chơi là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp của GD . Họ sẽ phải thu thập phản hồi và dữ liệu của người chơi để tinh chỉnh lặp đi lặp lại và cải thiện sự cân bằng của trò chơi, thông qua các biện pháp như Họ tinh chỉnh cơ chế chơi trò chơi, điều chỉnh hành vi AI của kẻ thù và hiệu chỉnh phần thưởng cũng như thử thách để đảm bảo mức độ khó thích hợp và sự hài lòng của người chơi. 
  • Hợp tác và Giao tiếp: Các Game Designer hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của nhóm phát triển, bao gồm nghệ sĩ, lập trình viên, nhà thiết kế âm thanh và nhà sản xuất. Họ truyền đạt ý định thiết kế của mình và cung cấp tài liệu cũng như thông số kỹ thuật rõ ràng để đảm bảo tầm nhìn được triển khai hiệu quả. Họ cũng tích cực tham gia vào các cuộc họp, chơi thử và các phiên phản hồi để thu thập thông tin đầu vào và hợp tác để tinh chỉnh trò chơi.
  • Kiểm thử Game: Các Game Designer tiến hành các bản chơi thử để thu thập phản hồi và đánh giá cơ chế, cấp độ của trò chơi cũng như trải nghiệm tổng thể của người chơi. Họ phân tích dữ liệu thu thập được từ các lần chơi thử, xác định các khu vực cần cải thiện và lặp lại thiết kế để giải quyết mọi vấn đề hoặc nâng cao chất lượng của trò chơi
    Game Designer

Những kỹ năng cần có của một Game Designer

  • Sáng tạo : Để một trò chơi luôn tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn và thách thức đối với người chơi thì nhà thiết kế game cần có khả năng sáng tạo tốt. Với thị trường game khó tính như hiện nay thì sáng tạo sẽ giúp Game Designer liên tục làm mới ý tưởng của mình để đáp ứng đủ nhu cầu của các game thủ.
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: Làm thế nào để bạn có thể truyền tải ý tưởng trò chơi của mình để thuyết phục đồng đội, cấp trên hay các nhà đầu tư? Một kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt sẽ giúp bạn làm tốt việc này.
  • Kỹ năng viết tài liệu kỹ thuật Một tài liệu kỹ thuật được viết mạch lạc, rõ ràng sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của mọi người. Điều này giúp quá trình phát triển game diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
  • Làm việc nhóm: Không chỉ riêng Game Designer mà hầu hết các vị trí đều đòi hỏi bạn cần có kỹ năng làm việc nhóm. Vì sao? Đơn giản vì mỗi dự án, mỗi sản phẩm không thể được xây dựng chỉ với một cá nhân mà cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, nhiều thành viên với nhau. Game Designer teamwork tốt tức mỗi thành viên dễ dàng trao đổi ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó đi đến một ý tưởng chung sáng tạo nhất.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn